Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, của cán bộ, công chức trong cơ quan về ý nghĩa, mục tiêu, tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công vụ, quy tắc ứng xử của công chức; thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo hướng văn minh, hiện đại. Tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp và tổ chức xã hội trong việc thực hiện cải cách hành chính; khuyến khích người dân, tổ chức và doanh nghiệp tích cực sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích và giám sát các hoạt động thực thi công vụ, kết quả thực hiện của địa phương. UBND thị trấn triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính gồm:
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
a) Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09 tháng 11 năm 2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII)“về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”.
b) Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất những biện pháp, giải pháp mới, sáng tạo, đột phá để tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ theo Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 09/CTr-TU của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về cải cách hành chính, trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2020 - 2025.
c) Tăng cường đối thoại để trực tiếp nắm bắt và chỉ đạo xử lý tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp những vấn đề liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính, cải cách hành chính tại cơ quan, đơn vị.
d) Tăng cường thực hiện kiểm tra trách nhiệm thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, nhất là trách nhiệm của đội ngũ tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
đ) Thực hiện có hiệu quả các giải pháp để cải thiện, nâng cao kết quả các Chỉ số PCI, Chỉ số PAR INDEX và Chỉ số SIPAS. Tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác theo dõi, đánh giá, công khai kết quả chỉ số cải cách hành chính, công vụ của đơn vị.
e) Thực hiện thông tin, tuyên truyền về nhiệm vụ cải cách hành chính tại đơn vị. Phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, thông tin, quảng bá các tiện ích về thực hiện thủ tục hành chính đã triển khai để đông đảo người dân, doanh nghiệp biết, sử dụng. Tuyên dương, nhân rộng các mô hình thực hiện có hiệu quả trong công tác cải cách hành chính.
2. Cải cách thể chế
a) Tập trung rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật thuộc tất cả các ngành, lĩnh vực, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ, ban hành mới phù hợp với quy định của Trung ương và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
b) Tăng cường kiểm tra, rà soát các quy định hành chính; kịp thời phát hiện những quy định chưa phù hợp, chưa đúng tinh thần cải cách hành chính, sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới cho phù hợp, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
c) Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật; Ðẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức và Nhân dân về Hiến pháp và pháp luật, về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
d) Kịp thời công khai các chính sách, quy định pháp luật của tỉnh, của huyện, của thị trấn trên trang thông tin điện tử, đa dạng kênh thông tin, hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
3. Cải cách thủ tục hành chính
a) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác kiểm soát, rà soát thủ tục hành chính theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của tỉnh.
b) Thường xuyên rà soát, đánh giá các quy định, thủ tục hành chính và đẩy mạnh thực hiện đơn giản hóa TTHC trên tất cả lĩnh vực, nhất là đối với các lĩnh vực liên quan đến người dân và doanh nghiệp, các TTHC có liên quan đến nhiều cơ quan hành chính nhằm loại bỏ các thủ tục rườm rà, chồng chéo gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.
c) Rà soát, đánh giá, phê duyệt các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết đưa vào triển khai tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính phi địa giới hành chính.
d) Giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của Bộ phận Một cửa theo quy định của Văn phòng Chính phủ.
đ) Xử lý nghiêm trách nhiệm của cán bộ, công chức để xảy ra tình trạng chậm trễ hồ sơ, gây phiền hà cho người dân, tổ chức; tiếp tục đẩy mạnh cung cấp dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính; thực hiện an toàn thông tin lưu trữ hồ sơ, giấy tờ điện tử có giá trị pháp lý cho người dân, doanh nghiệp.
e) Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến; thực hiện nghiêm túc quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ trực tuyến theo Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ; đẩy nhanh tiến độ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC theo đúng quy định của Chính phủ, đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công.
4. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
a) Triển khai thực hiện các nội dung về phân cấp, phân quyền giữa các cấp; gắn với quyền hạn và trách nhiệm, kiểm soát quyền lực chặt chẽ, công khai, minh bạch. Thực hiện các giải pháp để khuyến khích sự năng động, sáng tạo và phát huy tính tích cực, chủ động của các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.
b) Triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện đến năm 2025.
c) Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận số 40-KL/TW ngày 18 tháng 7 năm 2022 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022 - 2026, Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ về tinh giản biên chế và Kế hoạch quản lý biên chế của tỉnh giai đoạn 2024 - 2026.
5. Cải cách chế độ công vụ
a) Hoàn thiện đề án vị trí việc làm theo hướng dẫn của cấp trên; cơ cấu, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức theo vị trí việc làm, khung năng lực, bảo đảm đúng người, đúng việc, nâng cao chất lượng, hợp lý về cơ cấu.
b) Triển khai đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức gắn với yêu cầu vị trí việc làm, tình hình thực tế, tập trung là đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu thực hiện chính quyền điện tử, chính quyền số.
c) Tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra công tác quản lý, sử dụng công chức, kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế theo quy định.
d) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng nâng ngạch cán bộ, công chức.
đ) Tiếp tục nghiên cứu, đổi mới phương pháp, quy trình đánh giá, phân loại cán bộ, công chức theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, lượng hóa các tiêu chí đánh giá dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ và gắn với vị trí việc làm, thông qua công việc, sản phẩm cụ thể.
e) Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 73/2023/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ về việc khuyến khích cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung.
6. Cải cách tài chính công
a) Tiếp tục thực hiện Kế hoạch đổi mới và nâng cao năng lực tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện giai đoạn 2023 - 2025.
b) Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa trong cung cấp các dịch vụ công trên địa bàn thị trấn. Công khai danh mục dịch vụ sự nghiệp công, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí làm cơ sở ban hành đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về giá và các quy định khác có liên quan để làm cơ sở giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo quy định.
c) Tăng cường công tác kiểm tra cải cách tài chính công gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động của đơn vị.
7. Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, Chính quyền số
a) Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các chủ trương, quy định, chính sách của thị trấn theo khung pháp lý của Trung ương, của tỉnh, của huyện về xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số; thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tiếp tục thực hiện Quyết định số 5360/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Khẩn trương hoàn thiện và đưa vào vận hành các cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã được phê duyệt; đẩy mạnh kết nối, chia sẻ thông tin, phân tích dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành.
c) Triển khai quy định về lưu trữ hồ sơ thủ tục hành chính điện tử để thực hiện lưu trữ hồ sơ thủ tục hành chính theo Thông tư số 13/2023/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2023 của Bộ Nội vụ.
d) Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; duy trì, kết nối, chia sẻ dữ liệu cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các dữ liệu chuyên ngành phục vụ giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức.
đ) Tập trung hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin phục vụ hoạt động giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
e) Tiếp tục triển khai hiệu quả hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng, đội thanh niên tình nguyện về dịch vụ công trực tuyến tại địa phương; đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân, doanh nghiệp sử dụng chữ ký số cá nhân để thực hiện dịch vụ công trực tuyến; đảm bảo giá trị pháp lý của các văn bản điện tử như: hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục điện tử, bệnh án điện tử…